Dự án bảo tồn nhà sàn truyền thống, giá trị văn hóa dân tộc, văn hóa bản địa Như Thanh – Thanh Hóa

Dự án Bảo Tồn Nhà Sàn Truyền Thống, Giá Trị Văn Hóa Dân Tộc, Văn Hóa Bản Địa Như Thanh – Thanh Hóa

 

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU DỰ ÁN VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ

I.1. Giới Thiệu Tổng Quát Về Dự Án

I.1.1. Tên Dự Án.

  • Tên dự án:  Dự án bảo tồn nhà sàn truyền thống, giá trị văn hóa dân tộc, văn hóa bản địa Như Thanh – Thanh Hóa.
  • Địa điểm:  Huyện Như Thanh, Tỉnh Thanh Hóa.
  • Chủ đầu tư: ……………………….
  • Địa chỉ chủ đầu tư: ……………………………………………
  • Điện thoại: ……………………..       Email: ……………………………..
  • Hình thức đầu tư:   Đầu tư xây dựng mới

I.1.2. Vị Trí đầu tư dự án

Dự án được đầu tư xây dựng tại Huyện Như Thanh, Tỉnh Thanh Hóa.

Toàn bộ diện tích khu đất dự kiến đầu tư khai thác ở giai đoạn 1 là 25.700 m2. Ngoài ra, ở giai đoạn này dự án còn dự kiến khai thác và sử dụng 180 ha mặt nước sạch trên Hồ Đồng Lớn để làm điểm tham quan, du lịch sinh thái, tận hưởng cảnh quan của Hồ.

­I.1.3. Qui Mô Đầu Tư:

Các chỉ tiêu quy hoạch dự kiến.

– Diện tích đất dự kiến đầu tư khai thác ở giai đoạn 1 : 25.700 m2 + 180 ha mặt nước Hồ Đồng Lớn. Toàn bộ dự án được chia làm 03 phân khu chính, mỗi phân khu có một chức năng riêng nhưng chung quy lại vẫn toát lên giá trị cốt lõi của dự án là ‘Bảo tồn nhà sàn truyền thống, giá trị văn hóa dân tộc, văn hóa bản địa Như Thanh – Thanh Hóa’

Trong đó :

Khu A ( Khu bảo tồn nhà sàn truyền thống và giá trị văn hóa dân tộc – văn hóa bản địa Như Thanh)

–         Diện tích : 5.300 m2.

–         Các hạng mục công trình chính đầu tư, xây dựng, trùng tu :

o   Nhà cái 07 gian (Nhà sàn truyền thống và hiện đại)

o   Nhà gỗ kê 05 gian (đặt cạnh nhà truyền thống)

o   Nhà gỗ kê 03 gian (làm văn phòng giao dịch cty mường thanh).

o   Nhà gỗ kê 03 gian (làm trạm điều hành trại cá và bến thuyền DL)

o   Bể bơi lộ thiên dùng nước sạch sông Mực

o   Khu tắm lá thuốc dân tộc

o   Nhà sàn 03 gian (làm văn phòng và phòng KHKD của dự án).

o   Nhà gỗ 04 gian (nơi tổ chức các buổi ca nhạc truyền thống dân tộc)

o   Vườn cây cảnh.

o   Vườn cây ăn trái

Khu B (nhà sàn truyền thống và văn hóa ẩm thực dân tộc)

–         Diện tích : 3400 m2.

–         Các hạng mục công trình chính đầu tư, xây dựng, trùng tu :

o   Nhà hướng dẫn điều hành (nhà sàn gỗ 03 gian).

o   Nhà hàng phục vụ các món ăn dân tộc(gồm 04 nhà sàn 05 gian liên hoàn được phục chế, nâng cấp)

o   Nhà chính  – Nơi tiếp khách của công ty (gồm nhà sàn 03 gian +01 gian lồi).

o   Nhà đọc sách.

o   Bể bơi thông minh có mái che chất liệu gỗ

o   Căn tin, giải khát (nhà gỗ lim 03 gian)

o   Sân tennis

o   Sân cầu lông

o   Nhà để xe cán bộ CNV và xe khách

o   Đường nội bộ + khuôn viên cây xanh

Khu C ( Trang trại chăn nuôi, dịch vụ chèo thuyền, tham quan Hồ Đồng Lớn)

–         Diện tích : 17.00 m2 + 180 ha diện tích mặt nước.

–         Các hạng mục công trình chính đầu tư, xây dựng, trùng tu :

o   Trang trại chăn nuôi, trồng rau quả và thực phẩm sạch.

o   Hệ thống nuôi cá, tôm,kết hợp dịch vụ chèo thuyền, du lịch, nghỉ ngơi, tham quan trên hồ Đồng Lớn.

Toàn bộ quy mô dự án dự kiến được đầu tư xây dựng trên  khu đất hiện có của gia đình và đất thuê của công ty TNHH MTV Sông Chu. Ngoài ra, chủ dự án còn xin thuê đất dịch vụ tại thị trấn Bến Sung, Như Thanh, Thanh Hóa để đầu tư xây dựng dự án. Trong tương lai khi dự án được xây dựng hoàn thành thì đây chính là điểm nghỉ ngơi du lịch, thưởng thức ẩm thực lý tưởng của nhân dân trong tỉnh và các tỉnh thành lân cận.

I.2Những Căn Cứ Pháp Lý Đầu Tư Dự Án

  1. Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 17/6/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam.
  2. Luật Đất đai số13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam.
  3. Luật Đầu tư số59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam.
  4. Luật Doanh nghiệp số60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam.
  5. Luật Đấu thầu số61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam.
  6. Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam.
  7. Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
  8. Nghị định 140/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 11 năm 2006 quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,  chương trình và dự án phát triển.
  9. Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường.
  10. Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
  11. Căn cứ số liệu thực tế đầu tư tại địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong trong thời gian gần nhất.

CHƯƠNG II. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA ĐIỂM ĐẦU TƯ DỰ ÁN

II.1. Địa Điểm, Hiện Trạng Đất Đai, Khí Hậu Khu Vực Tỉnh Thanh Hóa.

  1. Vị trí địa lý:

Thanh Hoá nằm ở cực Bắc Miền Trung, cách Thủ đô Hà Nội 150 km về phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.560km. Phía Bắc giáp với ba tỉnh Sơn La, Hoà Bình và Ninh Bình, phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào), phía Đông là Vịnh Bắc Bộ.

Thanh Hoá nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động từ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, các tỉnh Bắc Lào và vùng trọng điểm kinh tế Trung bộ, ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ, có hệ thống giao thông thuận lợi như: đường sắt xuyên Việt, đường Hồ Chí Minh, các quốc lộ 1A, 10, 45, 47, 217; cảng biển nước sâu Nghi Sơn và hệ thống sông ngòi thuận tiện cho lưu thông Bắc Nam, với các vùng trong tỉnh và đi quốc tế. Hiện tại, Thanh Hóa có sân bay Sao Vàng và đang dự kiến mở thêm sân bay  quốc tế sát biển phục vụ cho Khu kinh tế Nghi Sơn và khách du lịch.

  1. Địa hình:

Thanh Hoá có địa hình đa dạng, thấp dần từ Tây sang Đông, chia làm 3 vùng rõ rệt:

–       Vùng núi và Trung du có diện tích đất tự nhiên 839.037 ha, chiếm 75,44% diện tích toàn tỉnh,độ cao trung bình vùng núi từ 600 -700m, độ dốc trên 25o; vùng trung du có độ cao trung bình 150 – 200m, độ dốc  từ 15 -20o .

–       Vùng đồng bằng có diện tích đất tự nhiên là 162.341 ha, chiếm 14,61% diện tích toàn tỉnh, được bồi tụ bởi các hệ thống Sông Mã, Sông Bạng, Sông Yên và Sông Hoạt. Độ cao trung bình từ 5- 15m, xen kẽ có các đồi thấp và núi đá vôi độc lập.Đồng bằng Sông Mã có diện tích lớn thứ ba sau đồng bằng Sông Cửu Long và đồng bằng Sông Hồng.

–       Vùng ven biển có diện tích 110.655 ha, chiếm 9,95% diện tích toàn tỉnh,với bờ biển dài 102 km, địa hình tương đối bằng phẳng. Chạy dọc theo bờ biển là các cửa sông. Vùng đất cát ven biển có độ cao trung bình 3-6 m, có bãi tắm Sầm Sơn nổi tiếng và các khu nghỉ mát khác như Hải Tiến (Hoằng Hoá) và Hải Hoà (Tĩnh Gia) …; có những vùng đất đai rộng lớn thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản và phát triển các khu công nghiệp, dịch vụ kinh tế biển.

  1. Khí hậu:

Thanh Hoá nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt.

–       Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1600-2300mm, mỗi năm có khoảng 90-130 ngày mưa. Độ ẩm tương đối từ 85% đến 87%, số giờ nắng bình quân khoảng 1600-1800 giờ. Nhiệt độ trung bình 230C – 240C, nhiệt độ giảm dần khi lên vùng núi cao .

–       Hướng gió phổ biến mùa Đông là Tây bắc và Đông bắc, mùa hè là Đông và Đông nam.

–       Đặc điểm khí hậu thời tiết với lượng mưa lớn, nhiệt độ cao, ánh sáng dồi dào là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.Điều kiện sản xuất nông – nông nghiệp.

  1. Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải:

Thanh Hóa có hệ thống giao thông thuận lợi cả về đường sắt, đường bộ và đường thuỷ:

–       Tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua địa bàn Thanh Hoá dài 92km với 9 nhà ga, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá và hành khách.

–       Đường bộ có tổng chiều dài trên 8.000 km, bao gồm hệ thống quốc lộ quan trọng như: quốc lộ 1A, quốc lộ 10 chạy qua vùng đồng bằng và ven biển, đường chiến lược 15A, đường Hồ Chí Minh xuyên suốt vùng trung du và miền núi; Quốc lộ 45, 47 nối liền các huyện đồng bằng ven biển với vùng miền núi, trung du của tỉnh, quốc lộ 217 nối liền Thanh Hoá với tỉnh Hủa Phăn của nước bạn Lào.

–       Thanh Hoá có hơn 1.600 km đường sông, trong đó có 487 km đã được khai thác cho các loại phương tiện có sức chở từ 20 đến 1.000 tấn. Cảng Lễ Môn cách trung tâm Thành phố Thanh Hoá 6km với năng lực thông qua 300.000 tấn/ năm, các tàu trọng tải 600 tấn cập cảng an toàn. Cảng biển nước sâu Nghi Sơn có khả năng tiếp nhận tàu trên 5 vạn tấn, hiện nay đang được tập trung xây dựng thành đầu mối về kho vận và vận chuyển quốc tế.

  1. Du lịch:

–       Thanh Hoá là tỉnh có tiềm năng lớn về du lịch, là một trong những trọng điểm du lịch quốc gia. Với hàng nghìn di tích lịch sử gắn với quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam  và các danh lam thắng cảnh kỳ thú như bãi tắm biển Sầm Sơn, khu nghỉ mát Hải Tiến (Hoằng Hoá), Hải Hoà (Tĩnh Gia), vườn quốc gia Bến En (Như Thanh), động Từ Thức (Nga Sơn), suối cá “thần” Cẩm Lương (Cẩm Thuỷ), sân chim Tiến Nông (Triệu Sơn)… Lợi thế về địa lý, giao thông và với lòng hiếu khách của con người  xứ Thanh, Thanh Hoá sẽ là điểm đến rất hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Phát triển du lịch là một trong những chương trình trọng tâm của tỉnh trong thời gian tới.

II.2  Giới Thiệu Tổng Quan Huyện Như Thanh

–       Diện tích tự nhiên: 587,12 km2

–       Dân số: 80.629 người, với 3 dân tộc chủ yếu: Kinh, Thái, Mường

–       Ðơn vị hành chính: 1 thị trấn, 6 xã

–       Sản lượng lương thực (quy thóc): 26.418 tấn

–       Cơ cấu kinh tế: nông – lâm nghiệp: 74,2%, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: 11,4%, thương mại – dịch vụ: 14,4%

–       Thu nhập bình quân đầu người: 2,2 triệu đồng/năm

–       Bình quân lương thực đầu người: 335 kg/năm.

Thực hiện Nghị định 72/CP của Chính phủ ngày 18-11-1996, Như Thanh được thành lập trên cơ sở tách ra từ huyện Như Xuân. Kể từ đó, Như Thanh bước vào giai đoạn phát triển mới, thời kỳ thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn bằng việc ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, đầu tư có trọng điểm để hình thành một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá; đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá huyện nhà nhằm hướng tới mục tiêu “Dân giàu, huyện mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

III.3. Nhận Xét Chung

Trên cơ sở phân tich về các điều kiện vị trí, khí hậu  của toàn tỉnh Thanh Hóa nói chung cũng như huyện Như Thanh nói riêng. Chủ đầu tư thấy rằng đầu tư kinh doanh loại  hình du lịch, ẩm thực truyền thống là phù hợp với điều kiện tại khu vực đầu tư, không những bảo tồn được các giá trị văn hóa truyền thống, bản sắc dân tộc mà còn góp phần gia tăng giá trị kinh tế cho các khu vực miền núi. Tạo công ăn việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần xóa đói giảm nghèo một cách bền vững.

CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN.

III.1 Tổng quan phát triển du lịch tại Thanh Hóa.

Xứ Thanh được thiên nhiên ban tặng cho những món quà tuyệt vời, với đầy đủ các yếu tố “thiên thời, địa lợi” cho một ngành du lịch phát triển sâu rộng và bền vững. Sau nhiều năm chờ đợi, đến nay ngành du lịch đã có bước phát triển ổn định.

Với sự khẳng định và gia tăng vị thế, xứ Thanh đang là một trong những điểm đến ấn tượng, hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.

Là vùng đất có nhiều di tích lịch sử văn hóa (DTLSVH) và danh lam thắng cảnh nổi tiếng, phù hợp với nhiều loại hình du lịch hấp dẫn như tắm biển, vui chơi giải trí, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, thể thao mạo hiểm, tham quan rừng biển, du lịch văn hóa… Cùng với các DTLSVH đã được xếp hạng quốc gia như Khu DTLS Lam Kinh, quần thể Di tích Đền Bà Triệu, Thành Nhà Hồ… tỉnh còn có nhiều danh lam thắng cảnh hấp dẫn du khách cũng đã được xếp hạng đó là bãi biển Sầm Sơn với hòn Trống Mái, đền Cô Tiên, Suối cá thần Cẩm Lương, hang Con Moong, động Trường Lâm, động Tiên Sơn, thác Bảy Tầng, Vườn quốc gia Bến En, động Từ Thức, Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Pù Hu, rừng già Hà Trung, với những vùng núi- hồ- đảo- hang động – chim thú vô cùng phong phú đa dạng… Với việc khai thác hiệu quả nhiều loại hình du lịch, đã góp phần đa dạng dịch vụ và sản phẩm du lịch xứ Thanh. Đây cũng là yếu tố tăng số ngày lưu trú của khách du lịch mỗi khi đến tỉnh ta tham quan, nghỉ dưỡng, đồng thời hứa hẹn lượng khách du lịch trở lại nhiều hơn sau mỗi lần đến đây.

Nếu như, giai đoạn 2001-2005, ngành du lịch tỉnh đón được 3.409.269 lượt khách, doanh thu đạt khoảng 774.825 triệu đồng, nộp ngân sách Nhà nước 45.271 triệu đồng thì bước sang giai đoạn 2006-2010, toàn tỉnh ước đón được 10,445 triệu lượt khách, gấp 2,74 lần so với giai đoạn 2001-2005; doanh thu đạt khoảng 3.683.500 triệu đồng, gấp 4,29 lần so với giai đoạn 2001-2005, nộp ngân sách Nhà nước 127.326 triệu đồng. Du lịch đã mở ra cho tỉnh khá nhiều nghề, tạo việc làm cho hàng vạn lao động, đời sống của người dân nhờ đó cũng ngày một đủ đầy. Nhờ vậy, những năm vừa qua các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế du lịch luôn đạt khá cao, trở thành ngành kinh tế có những đóng góp quan trọng vào tổng thu nhập GDP của tỉnh.

Với tiềm năng và thế mạnh như trên, cùng với việc chú trọng đầu tư về cơ cở vật chất, hạ tầng giao thông phục vụ phát triển kinh tế và du lịch. Trong tương lai không xa Thanh Hóa sẽ trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.

HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI KHI BẠN ĐANG CÓ Ý TƯỞNG ĐỂ HÌNH THÀNH DỰ ÁN!

Công Ty TNHH Dịch Vụ Tư Vấn Nam Phát.
Địa chỉ :       42 Nguyễn Cửu Vân, phường 17, quận Bình Thạnh, TPHCM.
Điện thoại:
– 028 6660 53 53

Hotline 0901180984 – 0902 845 039
Emailinfo@luatnamphat.com

Website : www.luatnamphat.com

20200720042933 53901

0902 845 039 (Ms.Hạnh)