Không chỉ đơn thuần là giúp người tiêu dùng nhận biết được xuất xứ địa lý của hàng hóa, chỉ dẫn địa lý còn đóng vai trò tích cực trong việc liên hệ đến chất lượng của sản phẩm, bao gồm những đặc điểm của sản phẩm mà chỉ có được do nguồn gốc địa lý của nó, chẳng hạn như khí hậu, đất đai hoặc các phương thức sản xuất truyền thống.
Chủ thể thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý
Theo quy định tại Điều 88 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009 thì quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam thuộc về Nhà nước.
Nhà nước cho phép các chủ thể sau có quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý:
– Tổ chức, cá nhân sản xuất các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý.
– Tổ chức tập thể đại diện cho các tổ chức, cá nhân đó.
– Cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý.
Lưu ý: Đối với Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của người nước ngoài được quy định như sau: “Cá nhân, tổ chức nước ngoài là chủ thể quyền đối với chỉ dẫn địa lý theo quy định pháp luật của nước xuất xứ có quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam”
Người thực hiện sẽ có quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý nhưng không trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đó. Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý của Việt Nam là Nhà nước Việt Nam. Nhà nước sẽ trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho tổ chức, cá nhân tiến hành việc sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tại địa phương tương ứng và đưa sản phẩm đó ra thị trường.
Hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý
+ Tờ khai đăng ký chỉ dẫn địa lý (2 bản);
+ Mẫu trình bày chỉ dẫn địa lý (10 mẫu, nếu chỉ dẫn địa lý không phải là từ ngữ, kích thước không lớn hơn 80mm x 80mm và không nhỏ hơn 20mm x 20mm );
+ Bản mô tả tính chất/chất lượng/danh tiếng của sản phẩm (02 bản);
+ Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý (02 bản);
+ Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện);
+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Trình tự thực hiện đăng ký chỉ dẫn địa lý
Bước 1: Cá nhân, tổ chức chuẩn bị và nộp hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý
Nộp trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng hoặc nộp qua bưu điện.
Bước 2: Thẩm định hình thức đơn
Bước 3: Ra thông báo tiếp nhận (Đơn hợp lệ) /Thông báo từ chối tiếp nhận (Đơn không hợp lệ)
Bước 4: Công bố đơn trên công báo sở hữu công nghiệp
Bước 5: Thẩm định nội dung đơn (Đánh giá khả năng được bảo hộ và xác định phạm vi bảo hộ)
Bước 6: Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ
Thời hạn giải quyết
– Thẩm định hình thức: 01 tháng từ ngày nộp đơn;
– Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ;
– Thẩm định nội dung đơn: không quá 06 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Phí và lệ phí đăng ký chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam
– Phí công bố đơn: 120.000 đồng
– Phí thẩm định đơn: 1.200.000 đồng
– Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ việc thẩm định: 180.000 đồng
– Phí đăng bạ Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng
– Phí công bố Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng
– Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý: 120.000 đồng
– Lệ phí nộp đơn: 150.000 đồng
Quy trình đăng ký chỉ dẫn địa lý của QGVN
– Tiếp nhận thông tin và hướng dẫn sơ bộ một số vấn đề pháp lý cho Quý khách hàng
– Tra cứu sơ bộ chỉ dẫn địa lý
Kiểm tra chỉ dẫn địa lý có trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã có trước đó không.
Khảo sát về các yếu tố tạo nên chất lượng, danh tiếng của sản phẩm, đặc thù của địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý muốn đăng ký.
– Yêu cầu Quý khách hàng cung cấp các thông tin cần thiết để soạn hồ sơ pháp lý
– Thực hiện thủ tục tại Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
– Theo dõi tình trạng đơn
– Nhận Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý và giao tận tay cho Quý khách hàng.
LUẬT NAM PHÁTrất mong nhận được sự tín nhiệm của Quý khách hàng, mọi vướng mắc về vấn đề pháp lý, Quý khách đừng ngần ngại mà hãy vui lòng liên hệ với LUẬT NAM PHÁT qua Hotline 0902 845 039 để được tư vấn và hướng dẫn kịp thời.