Vi phạm bản quyền tác giả sẽ bị xử lý như thế nào?

Hồ sơ yêu cầu xử lý hành vi vi phạm bản quyền tác giả

– Đơn yêu cầu xử lý vi phạm;

–  Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng kí bản quyền;

– Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện)

– Tài liệu thể hiện hành vi xâm phạm quyền của Bên vi phạm bao gồm nhưng không giới hạn các tài liệu sau đây: Ảnh chụp biển hiệu của bên vi phạm; và/hoặc Tài liệu, giấy tờ dùng trong giao dịch kinh doanh của bên vi phạm.

Trình tự xử lý hành vi vi phạm bản quyền tác giả

Bước 1: Nộp đơn yêu cầu xử lý vi phạm bản quyền tác giả đến Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

Cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả được quy định tại Điều 200 của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm: Tòa án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Bước 2: Tiếp nhận đơn yêu cầu xử lý hành vi vi phạm bản quyền tác giả

Khi nhận được đơn yêu cầu xử lý xâm phạm, nếu thấy yêu cầu xử lý xâm phạm thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành thụ lý đơn và giải quyết. Nếu thấy thẩm quyền thuộc cơ quan khác, thì cơ quan nhận đơn hướng dẫn để người nộp đơn thực hiện việc nộp đơn tại cơ quan có thẩm quyền hoặc chuyển đơn cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đơn.

Trong trường hợp đơn yêu cầu xử lý xâm phạm chưa đủ tài liệu, chứng cứ, hiện vật cần thiết, thì cơ quan xử lý xâm phạm yêu cầu người nộp đơn bổ sung tài liệu, chứng cứ và ấn định thời hạn hợp lý nhưng không quá ba mươi ngày để người yêu cầu xử lý xâm phạm bổ sung tài liệu, chứng cứ cần thiết.

Trong các trường hợp sau đây, cơ quan xử lý xâm phạm bản quyền tác giả  từ chối yêu cầu xử lý xâm phạm, có nêu rõ lý do từ chối:

– Hết thời hạn ấn định quy định mà người yêu cầu xử lý xâm phạm không đáp ứng yêu cầu của cơ quan xử lý xâm phạm về việc bổ sung tài liệu, chứng cứ, hiện vật có liên quan;

– Hết thời hiệu xử lý xâm phạm theo quy định pháp luật;

– Kết quả xác minh của cơ quan xử lý xâm phạm hoặc cơ quan công an cho thấy không có xâm phạm như mô tả trong đơn yêu cầu xử lý xâm phạm;

– Có văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc không đủ căn cứ xử lý xâm phạm.

Trong trường hợp có tranh chấp, khiếu nại về chủ thể quyền, khả năng bảo hộ, phạm vi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, cơ quan đã nhận đơn yêu cầu xử lý xâm phạm hướng dẫn người nộp đơn tiến hành thủ tục yêu cầu giải quyết tranh chấp, khiếu nại tại cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày phát sinh tranh chấp.

Bước 3: Giám định sở hữu trí tuệ

Việc yêu cầu giám định mặc dù không phải là bắt buôc, nhưng trên thực tế, kết luận giám định sẽ là một trong những nguồn chứng cứ quan trọng để cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết vụ việc. Hiện tại Cục bản quyền có bộ phận giám định ngay trong chính Cục Xử lý hành vi vi phạm bản quyền tác giả:

Dựa vào kết quả giám định, chủ thể quyền có thể lựa chọn các phương án sau đây để xử lý hành vi vi phạm bản quyền, nhãn hiệu, kiểu dáng, sáng chế:

– Gửi thư cảnh báo đến bên vi phạm và yêu cầu bên vi phạm chấm dứt ngay lập tức hành vi xâm phạm tới quyền của chủ sở hữu.

– Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm của Bên vi phạm.

– Khởi kiện ra Tòa án yêu cầu Bên Vi phạm chấm dứt việc sử dụng bản quyền hình ảnh đồng thời yêu cầu xin lỗi, yêu cầu bồi thường thiệt hại chấm dứt hành vi xâm phạm. Buộc bên vi phạm phải chịu những chế tài thích đáng của pháp luật.

Luật Nam Phát có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ sẽ giúp khách hàng giải quyết vấn đề này. Hãy liên hệ ngay với LUẬT NAM PHÁT qua Hotline 0902 845 039 để gặp luật sư tư vấn.

Công Ty TNHH Dịch Vụ Tư Vấn Nam Phát.
Địa chỉ :       42 Nguyễn Cửu Vân, phường 17, quận Bình Thạnh, TPHCM.
Điện thoại:
– 028 6660 53 53

Hotline 0901180984 – 0902 845 039
Emailinfo@luatnamphat.com

Website : www.luatnamphat.com