Trong thời đại hội nhập kinh tế toàn cầu song song với đó là sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế hiện đại thì các sản phẩm trí tuệ lại ngày càng được coi trọng. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là không phải ai cũng hiểu được tầm quan trọng của việc bảo vệ bản quyền đối với sản phẩm trí tuệ của mình, hậu quả là khi có hiện tượng làm giả, làm nhái, đánh cắp ý tưởng thì chính quyền lợi của tác giả lại không được bảo vệ.
Để bảo vệ tác phẩm trí tuệ của mình, để đảm bảo quyền sở hữu – quyền tác giả và các quyền liên quan thì buộc chủ sở hữu – tác phải đăng ký bảo hộ quyền tác giả. Vậy thủ tục đăng ký quyền tác giả thế nào? Đăng ký quyền tác giả ở đâu? Muốn sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ quyền tác giả thì phải làm thế nào?
1. Đối tượng được đăng ký bản quyền tác giả
+) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
+) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
+) Tác phẩm báo chí;
+) Tác phẩm âm nhạc;
+) Tác phẩm sân khấu;
+) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự;
+) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
+) Tác phẩm nhiếp ảnh;
+) Tác phẩm kiến trúc;
+) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;
+) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
+) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
2. Hồ sơ cần thiết để đăng ký quyền tác giả?
Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả gồm những giấy tờ sau:
– Tờ khai đăng ký bản quyền tác giả (theo mẫu);
– 02 bản sao tác phẩm bản quyền tác giả tác giả. Hoặc 02 bản sao bản định hình đăng ký bản quyền liên quan;
Đối với các tác phẩm đặc thù (tranh, tượng…) có kích thước cồng kềnh bản sao sẽ thay bằng ảnh chụp.
– Giấy uỷ quyền trong trường hợp ủy quyền cho tổ chức cá nhân khác nộp hồ sơ;
– Giấy tờ xác nhận quyền nộp hồ sơ trong trường hợp người nộp được kế thừa, chuyển giao…;
– Trường hợp sản phẩm có nhiều tác giả sẽ cần có văn bản chứng minh sự đồng thuận;
– Trường hợp tác phẩm đăng ký bản quyền thuộc sở hữu chung sẽ cần có giấy xác nhận đồng ý của các đồng sở hữu khác.
3. Đăng ký quyền tác giả ở đâu?
Để đăng ký bản quyền tác giả, bạn cần phải nộp hồ sơ xin đăng ký bảo hộ quyền tác giả tại Cục bản quyền tác giả. Hiện tại Cục bản quyền tác giả có trụ sở chính tại Hà Nội và 02 văn phòng đại diện tại TPHCM và Đà Nẵng:
– Tại Hà Nội: Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội
– Tại TPHCM: 170 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, TPHCM
– Tại Đà Nẵng: 01, Đường An Nhơn 7, Phường An Hải Bắc, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng
Như vậy, dù bạn có ở bất cứ tỉnh thành nào trên cả nước khi muốn bảo hộ quyền tác giả thì đều phải nộp hồ sơ bảo hộ tại Cục bản quyền tác giả có văn phòng tại 03 tỉnh thành phố nêu trên.
4. Đăng ký quyền tác giả hết bao nhiêu tiền?
Bảng phí, lệ phí Nhà nước phải nộp khi đăng ký bản quyền tác giả:
– Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác (gọi chung là loại hình tác phẩm viết): 100.000 VNĐ
– Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác: 100.000 VNĐ
– Tác phẩm báo chí: 100.000 VNĐ
– Tác phẩm âm nhạc: 100.000 VNĐ
– Tác phẩm nhiếp ảnh: 100.000 VNĐ
– Tác phẩm kiến trúc: 300.000 VNĐ
– Bản hoạ đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học: 300.000 VNĐ
– Tác phẩm tạo hình: 400.000 VNĐ
– Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng: 400.000 VNĐ
– Tác phẩm điện ảnh: 500.000 VNĐ
– Tác phẩm sân khấu được định hình trên băng, đĩa: 500.000 VNĐ
– Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu hoặc các chương trình chạy trên máy tính: 600.000 VNĐ
Lưu ý: Đây là bảng phí, lệ phí nhà nước phải nộp cho Cục bản quyền tác giả khi nộp hồ sơ bảo hộ quyền tác giả. Phí này chưa bao gồm phí tư vấn, phí thủ tục của đơn vị tư vấn.
5. Trình tự thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả?
Để đăng ký bảo hộ quyền tác giả, cần phải thực hiện theo các bước sau đây:
– Bước 1: Xác định loại hình tác phẩm đăng ký bản quyền tác giả. Như nêu ở trên, có 12 loại tác phẩm khác nhau, vì vậy bước đầu tiên là cần phải xác định tác phẩm cần đăng ký thuộc loại hình tác phẩm nào để chọn loại hồ sơ đăng ký phù hợp.
– Bước 2: Soạn hồ sơ đăng ký bảo hộ quyền tác giả phù hợp với loại hình tác phẩm đã chọn
– Bước 3: Nộp hồ sơ xin đăng ký bảo hộ quyền tác giả tại Cục bản quyền tác giả
– Bước 4: Theo dõi, phản hồi thông tin đăng ký với Cục bản quyền tác giả
– Bước 5: Nhận kết quả (Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả)
6. Giá trị hiệu lực của văn bằng bảo hộ quyền tác giả?
+ Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là 50 năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên.
+ Tác phẩm không thuộc loại hình nói trên có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả mất.